Thông tin cần thiết khi vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Hiện nay hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Hình thức vận chuyển này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phân phối hàng hóa và giao thương xuất nhập khẩu. Trong bài viết này mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin cần thiết khi vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Tiếp nhận hàng hóa vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Tiếp nhận hàng hóa vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Quy trình tiếp nhận hàng hóa vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được chia thành các bước bao gồm:

Bước 1: Đặt lệnh vận chuyển: Khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ liên hệ trực tiếp với các đơn vị nhập khẩu chính ngạch để đặt lệnh vận chuyển và chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Bước 2: Xác nhận đơn hàng: Sau khi nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển nhận được lệnh vận chuyển sẽ tiến hành xác nhận và thông báo ngày lấy hàng.

Bước 3: Sau khi hoàn thành các thủ tục vận chuyển cần thiết hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cảng.

Bước 4: Xếp dỡ hàng hóa: Các hàng hóa cần vận chuyển sẽ được kiểm tra, đóng gói, đánh dấu và dán nhãn hàng hóa để dễ dàng theo dõi. Sau khi các công nhân nhận được lệnh vận chuyển sẽ xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển lên tàu.

Hạn chế giá trị vận chuyển hàng bằng đường biển

Hình thức vận chuyển bằng đường biển mang đến rất nhiều lợi ích nhưng vẫn tồn tại những hạn chế về mặt giá trị vận chuyển như:

  • Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường sẽ lâu hơn so với vận chuyển như đường hàng không. Chính vì sự chậm trễ trong thời gian giao hàng nên đôi khi sẽ gây ảnh đến giá trị và chất lượng của một số loại hàng hóa.
  • Các phương tiện vận chuyển bằng đường biển phải phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên và thời tiết cũng như điều kiện địa hình vì thế có thể sẽ xảy ra tình trạng trễ chuyến hoặc hủy chuyến do sự cố hoặc thời tiết xấu.
  • So với việc vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không thì chi phí vận chuyển bằng đường biển thấp hơn tuy nhiên phải tính thêm chi phí lưu kho, chi chí bảo hiểm an toàn hàng hóa và chi phí để xử lý các thủ tục hải quan.
  • Trong quá trình vận chuyển không thể tránh khỏi sự va chạm hoặc thất thoát hàng hóa dẫn đến mất hàng hoặc hư hỏng hàng hóa.

Đóng gói, đánh dấu và dán nhãn hàng hoá

Đóng gói, đánh dấu và dán nhãn hàng hoá

Đóng gói, đánh dấu và dán nhãn hàng hóa là rất quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Điều này để tránh việc thất lạc hàng hóa, bảo quản hàng hàng vận chuyển đến đích an toàn và giúp việc quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Quy trình này thường được thực hiện như sau:

  • Thiết kế bao bì và đóng gói: Thiết kế bao bì và đóng gói hàng hóa phải phù hợp với sản phẩm, người đóng gói cần phải chú ý đến việc sử dụng những vật liệu đóng gói thích hợp để đảm bảo rằng hàng hóa của bạn được bảo vệ tốt nhất trong quá trình vận chuyển.
  • Đánh dấu hàng hóa: Đánh dấu sản phẩm sẽ bao các thông tin như tên, loại sản phẩm, số lô hàng,….
  • Dán nhãn hàng hóa: Việc dán nhãn hàng hóa để thuận tiện cho việc thông báo tới khách hàng về thông tin của sản phẩm, mã vạch, giá cả,…

Những hàng hóa đặc biệt được chấp nhận trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Đối với hình thức vận chuyển bằng đường biển thì mọi hàng hóa đều có thể vận chuyển ngoại trừ các loại hàng hóa bị nghiêm cấm xuất nhập khẩu dưới mọi hình thức. Các hàng hóa đặc biệt được chấp nhận trong quá trình vận chuyển bằng đường biển có thể kể đến như:

  • Hàng quá khổ hoặc quá tải: Đây là những loại hàng hóa có kích thước lớn và trọng lượng vượt quá giới hạn cho phép của các phương tiện vận chuyển thông thường. Ví dụ: máy móc, giàn khoan dầu khí,..
  • Hàng hóa có tính chất nguy hiểm: Những loại hàng hóa này nếu để bị rò rỉ hoặc xảy ra tai nạn ngoài ý muốn sẽ có ảnh hưởng đến môi trường và con người như: dầu diesel, hóa chất, gas,..
  • Hàng đông lạnh: Các loại hàng hóa này bao gồm thực phẩm, hoa quả, thịt, cá, rau củ, dược phẩm,…cần phải được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ thấp để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hàng hóa có giá trị: Các loại hàng hóa có giá trị lớn như đồ trang sức, sản phẩm nghệ thuật,…

Quyền kiểm tra hàng hoá của người vận chuyển hàng bằng đường biển

Đối với hình thức vận chuyển bằng đường biển thì người có quyền kiểm tra hàng hóa thuộc về cơ quan Hải quan của các quốc gia mà tàu vận chuyển hàng hóa đi qua hoặc đích đến là quốc gia đó. Họ là những người có quyền kiểm tra để kiểm soát hàng hóa ra vào lãnh thổ đất nước để đảm bảo tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu chính ngạch, thuế quan, phòng chống buôn lậu và an ninh quốc gia. Trong trường hợp phát hiện hàng hóa vi phạm quy định của quốc gia đó, các cơ quan hải quan có quyền thu giữ và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Hàng hóa bắt buộc phải có thủ tục, giấy tờ hợp lệ

Hàng hóa bắt buộc phải có thủ tục, giấy tờ hợp lệ

Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển rất phức tạp và phải thực hiện các thủ tục và có giấy tờ hợp lệ.  Điều này không những đảm bảo an toàn cho những người tham gia vận chuyển mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Các thủ tục, giấy tờ bao gồm hóa đơn, hợp đồng vận chuyển, chứng từ xuất nhập khẩu, giấy tờ thông quan,…

Chú ý đến trọng lượng hàng hóa

Một số lý do quan trong vận chuyển hàng hóa quốc tế cần phải chú ý đến trọng lượng bởi:

  • Để tính toán chi phí: Trọng lượng hàng hóa là một trong những căn cứ để tính chi phí vận chuyển. Nếu không chú ý sẽ bị tính sai phí vận chuyển.
  • Đảm bảo an toàn khi vận chuyển: Nếu như vận chuyển hàng hóa quá nặng hoặc hàng hóa đóng gói không chắc sẽ dễ gây ra tai nạn hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Đáp ứng các quy định vận chuyển: Trong vận chuyển hàng hóa luôn có các quy định rõ ràng về trọng lượng được phép vận chuyển.

Đóng gói hàng hóa cẩn thận

Việc đóng gói hàng hóa cẩn thận mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Bảo vệ hàng hóa khỏi những tác động từ bên ngoài giúp giảm thiểu nguy cơ hư hỏng, mất mát.
  • Dễ dàng quản lý và kiểm soát
  • Bảo quản hàng hóa không bị bóp méo, mất form,..

Ghi thông tin rõ ràng địa chỉ người nhận

Ghi thông tin rõ ràng địa chỉ người nhận

Việc ghi rõ địa chỉ hàng hóa sẽ giúp đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng địa chỉ và đúng người nhận. Nếu như địa chỉ ghi không rõ ràng có thể khiến hàng hóa bị giao nhầm hoặc thất lạc. Ngoài ra, việc ghi rõ địa chỉ người nhận cũng là thông tin bắt buộc để thực hiện các thủ tục hải quan và phân phối hàng hóa dễ dàng hơn.

Chi phí hải quan

Đối với hình thức vận chuyển bằng đường biển chi phí hải quan được tính dựa trên loại hàng, giá trị hàng hóa và nơi nhập khẩu. Các khoản chi phí hải quan bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu: Chi phí này được tính dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu và phụ thuộc vào loại hàng hóa và nơi nhập khẩu.
  • Phí xử lý hải quan: Đây là khoản phí được tính dựa trên số lượng hàng hóa (theo khối lượng hoặc giá trị hàng hóa).
  • Phí dịch vụ hải quan: Khoản phí này như một khoản phí dịch vụ để bù đắp cho các hoạt động hải quan.

Trên dây là những thông tin cần thiết khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích và giúp các bạn hiểu hơn về hình thức vận chuyển hàng hóa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *