Website là gì? Để website hoạt động cần có những thành phần gì?

Thiết kế một Website chuyên nghiệp chính là một trong những cách marketing cho thương hiệu, công ty hiệu quả nhất hiện nay. Góp phần hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Website là gì? Để Website hoạt động hiệu quả thì cần có những thành phần nào? Cùng iHost tìm hiểu trong bài viết dưới đây của để có được đáp án nhé!

Website là gì?

Website là gì?Hiểu đơn giản thì Website là một kênh truyền tải thông tin giúp giới thiệu, quảng bá về doanh nghiệp. Nó giúp mang sản phẩm, dịch vụ đến gần với người tiêu dùng hơn. Hay nói cách khác thì Website như một trụ sở trên mạng Internet của doanh nghiệp. Nó cho phép khách hàng truy cập không giới hạn về không gian và thời gian.

Cơ chế hoạt động của Website là gì?

Sau khi biết được Website là gì, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Website. Dưới đây là toàn bộ quy trình hoạt động của Website khi có người truy cập vào địa chỉ web trên trình duyệt. Cụ thể, bạn gõ tìm kiếm mona.media trên trình duyệt Chrome thì quá trình hoạt động diễn ra như sau:

Cơ chế hoạt động của Website là gì?

  • Bước 1: Trình duyệt sau khi nhận thông tin tìm kiếm sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ DNS.
  • Bước 2: Hệ thống DNS trả kết quả phân tích tên miền trong đường dẫn đã gửi là mona.media. Địa chỉ máy chủ đã được gán sẵn khi đăng ký, máy chủ chỉ cần nhớ thôi.
  • Bước 3: Sau khi nhận được địa chỉ nơi sẽ lấy dữ liệu. Trình duyệt sẽ tìm đến địa chỉ IP đó, cũng chính là nơi chứa nội dung Website.
  • Bước 4: Lúc này, máy chủ web nhận được yêu cầu truy xuất nội dung Website. Nó sẽ gửi một tập hợp các file bao gồm HTML, CSS, các tập tin đa phương diện khác như hình ảnh, âm thanh cho trình duyệt (nếu có).
  • Bước 5: Trình duyệt “dịch” nội dung mà máy chủ đã gửi thành trang web mà bạn nhìn thấy trên màn hình.

Những thành phần quan trọng để một Website hoạt động là gì?

Trong kỷ nguyên 4.0, Website là một công cụ marketing mọi loại hình doanh nghiệp hiện nay đều phải có. Để một Website có thể hoạt động thì cần có 3 yếu tố cơ bản. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để biết được đó là gì và nguyên tắc khi lựa chọn từng thành phần.

Tên miền

Tên miềnTên miền hay Domain là thành phần đầu tiên và quan trọng nhất khi thiết kế Website. Nó thường gắn với tên công ty, thể hiện thương hiệu của công ty trên mạng internet. Đồng thời đây cũng là địa chỉ mà mọi người truy cập vào Website mỗi khi cần tìm kiếm thông tin.

Mỗi một tên miền chỉ được cung cấp cho một đơn vị duy nhất theo quy tắc thứ tự ưu tiên dành cho người đăng ký trước. Vì vậy, khi lập Website bạn cần đăng ký tên miền sớm để khỏi bị trùng với doanh nghiệp khác. Thời gian sử dụng của tên miền có thể là 1 năm, 2 năm, 5 năm hoặc 10 năm,…Tùy theo nhu cầu và gói dịch vụ bạn mua. Sau khi hết thời gian đăng ký với cơ quan chức năng, bạn cần đăng ký lại.

Dưới đây là tập hợp một số nguyên tắc khi lựa chọn tên miền mà bạn cần nắm:

  • Domain càng ngắn, càng tốt.
  • Tên phải rõ ràng, dễ nhớ và không nên quá cầu kỳ, gây nhầm lẫn.
  • Khi lựa chọn tên miền phải dựa trên đặc điểm đối tượng khách hàng mục tiêu, gắn với lĩnh vực hoạt động của bạn.

=> Xem thêm: Hướng dẫn chọn domain thương hiệu tốt cho SEO

Hosting

HostingHosting là nơi lưu trữ dữ liệu của Website trên internet sau khi chủ web đăng tải nội dung. Website không thể hoạt động trên internet khi không có hosting. Mọi thông tin sẽ được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ-server), được kết nối internet 24/24. Trong trường hợp server gặp trục trặc, ngắn kết nối tại thời điểm nào đó thì không một ai có thể truy cập vào Website. Tùy vào nhu cầu lưu trữ thông tin nhiều hay ít mà chủ thuê hosting lựa chọn dung lượng thích hợp.

Một số lưu ý khi lựa chọn hosting mà bạn cần nắm như sau:

  • Tính ổn định cao, đường truyền không thường xuyên bị sự cố.
  • Tương thích với ngôn ngữ lập trình của mã nguồn.
  • Tính năng tích hợp, linh động, dễ dàng chuyển đổi linh hoạt giữa các gói dịch vụ khác nhau theo nhu cầu sử dụng.
  • Dễ sử dụng, khả năng bảo mật thông tin cao.
  • Đơn vị cung cấp có chính sách hỗ trợ 24/7.

>> Xem thêm:

Nội dung các trang hay cơ sở dữ liệu thông tin

Với những chia sẻ về Website là gì, chúng ta hiểu được đó là nơi cung cấp mọi thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Những gì bạn viết trên đó chính là thông tin, thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng. 

Nội dung các trang hay cơ sở dữ liệu thông tinWebsite thường có hai phần đó là mã nguồn (source code) và nội dung. Trong đó mã nguồn là do các chuyên viên thiết kế web viết ra giúp cho web có thể vận hành được. Phần này không thể hiện ra bên ngoài nên bạn không thể nhìn thấy. Còn nội dung là phần hình ảnh, bài viết được hiển thị ra bên ngoài cho mọi người xem.

Phần nội dung, cách sắp xếp dữ liệu cần phải chú trọng để tránh việc truyền tải sai thông tin. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây khi thiết kế Website.

  • Thiết kế, bố cục của Website cần phù hợp với loại hình doanh nghiệp, mục đích sử dụng.
  • Website thiết kế đẹp, chuyên nghiệp, có gam màu chuẩn, thu hút người xem.
  • Đầy đủ tiện ích giúp mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
  • Mã nguồn web chính xác, ổn định.
  • Phân bổ nội dung, bố cục hợp lý, hài hòa.
  • Thiết kế web chuẩn SEO, chuẩn Responsive.

Ngoài 3 thành phần cấu tạo chính được nêu ở trên thì Website vẫn còn một số thành phần khác. Có thể kể đến như: Băng thông, quản trị Website, giao diện, sidebar, banner,…Đây là những thành phần bạn sẽ được biết đến trong quá trình thiết kế và vận hành web. Để website có băng thông không giới hạn, vận hành tốt thì bạn nên lựa chọn một công ty hosting chất lượng, uy tín.

Phân loại Website

Phân loại WebsiteWebsite là gì và có những cách phân loại Website nào? Hiện nay có rất nhiều loại Website trên thị trường tương ứng với nhiều mục đích khác nhau của cá nhân, doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách phân loại Website phổ biến nhất.

Website phân theo cấu trúc là gì?

Website phân theo cấu trúc là gì?Phân loại Website theo cấu trúc là dựa vào dạng dữ liệu và cách vận hành của trang web, cụ thể có 2 loại chính là:

  • Website tĩnh (static Website): Dữ liệu trên web không thường xuyên được thay đổi. Nếu bạn muốn thay đổi thì cần phải sửa đổi trực tiếp trên mã lệnh.
  • Website động (dynamic Website): Đây là loại Website được dùng phổ biến hiện nay. Người dùng dễ dàng cập nhật thông tin hoặc thêm bớt module khi cần.

Website phân theo quyền sở hữu là gì?

  • Website doanh nghiệp: Nhằm mục đích giới thiệu công ty, quảng bá sản phẩm, dịch vụ,…
  • Website cá nhân: thuộc quyền sở hữu của 1 người nào để phục vụ cho nhu cầu cá nhân riêng. Loại web này phổ biến với những người nổi tiếng, người của công chúng.

Website phân theo chức năng

Website phân theo chức năngXét theo chức năng cơ bản thì Website được chia thành 6 dạng dưới đây:

  • Website bán hàng: Trang web thương mại điện tử tổng hợp hoặc là trang bán hàng của cá nhân, đơn vị nào đó.Là nơi để cá nhân, tổ chức 
  • Website tin tức: Nơi cập nhật những thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục.
  • Mạng xã hội: Là không gian riêng của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích kết nối bạn bè, nhu cầu giải trí, cập nhật thông tin.
  • Diễn đàn/Forum: Nơi dành cho những người có cùng chung quan điểm, sở thích hoặc cùng quan tâm 1 vấn đề nào đó. Họ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức mà bản thân có được.
  • Website giải trí: Nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cụ thể nào đó như xem phim, nghe nhạc, chơi game,…
  • Website rao vặt: Nơi mà bạn có thể giới thiệu mọi mặt hàng mình muốn bán và dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm mình cần mua.

Website phân theo các lĩnh vực hoạt động

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà sẽ có những kiểu Website phù hợp với nhu cầu sử dụng và giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Các Website được phân theo lĩnh vực hoạt động thường là: web du lịch, giáo dục, thời trang, mỹ phẩm, tin tức,…

Ngoài ra nếu muốn tăng độ uy tín cho website, bạn có thể đăng ký mua chứng sỉ số SSL. Các website hiện nay hầu hết đều sử dụng chứng chỉ bảo mật này để bảo vệ website trên không gian mạng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản liên quan đến Website – một trong những công cụ cần thiết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Hy vong qua bài viết này, các bạn độc giả của iHost đã có thêm những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn xây dựng một Website phù hợp với bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *